Hac Phong Bang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Hắc Phong Bang
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» gởi lại bài hát thử nà
Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương EmptyTue Apr 05, 2011 10:13 am by van anh

» bài hát hay
Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương EmptyTue Apr 05, 2011 10:13 am by Admin

» Đường chủ BatTri
Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương EmptySun May 23, 2010 9:58 pm by htmc

» anh em vao day nc
Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương EmptySun May 23, 2010 9:55 pm by htmc

» THE MISERY
Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương EmptyFri Mar 26, 2010 3:11 pm by BăngPhụng

» ks kieuphong
Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương EmptyThu Mar 25, 2010 3:27 pm by ChiT0n

» Cách hiển thị chữ ký kèm theo với bài viết!
Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương EmptyWed Mar 24, 2010 11:47 pm by Admin

» Giá như...
Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương EmptyWed Mar 24, 2010 10:51 pm by BăngPhụng

» Đoản khúc.
Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương EmptyMon Mar 22, 2010 3:21 pm by BăngPhụng

Gallery
Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương Empty
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương

Go down 
Tác giảThông điệp
Kieu_Phong




Tổng số bài gửi : 14
Join date : 09/02/2010

Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương Empty
Bài gửiTiêu đề: Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương   Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương EmptySun Feb 14, 2010 9:32 pm

Một nhà sư của chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến đã đào thoát sau vụ đại hỏa thiêu chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến vào năm 1673 tên là Phương Trọng Cung (Fang Zhonggong 方仲弓), còn được biết dưới các tên khác như Phương Chưởng Quang (Fang Zhang-Guang 方掌光), Phương Chấn Đông (Fang Zhen-Dong 方振东 hay 方振東), Phương Bản Châu (Fang Honshu方本州), Phương Thế Ngọc (Fang Shi Yu, Fong Sai Yuk 方世玉), Phương Tuệ Thạch (Fang Huishi, Fang Huei-shi 方慧石) mà tương truyền rằng nhà sư này là một chuyên gia về Hạc quyền (Hequan, Hok Kuen 鹤拳) của Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến. Sở trường của nhà sư này là môn Thiếu Lâm Thập Bát La Hán quyền (Shaolin Shiba Luohanquan 少林十八羅漢拳). Nhà sư này đã trốn chạy đến chùa Nam Thiếu Lâm khác cũng tại thành phố Phủ Điền (còn gọi là Bồ Điền) (chữ Hán 莆田; Bính âm: Pútián) trong khu vực tỉnh Phúc Kiến để chờ đợi thời cơ lật đổ triều nhà Thanh sau này. Cứ cho là như vậy, thì đây là ngôi chùa Nam Thiếu Lâm thứ hai có liên hệ mật thiết bí mật với chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến. Sau này, nhà sư này đã di cư đến ngôi làng Vịnh Xuân (Yong Chun).

Tại ngôi làng Vịnh Xuân, Phương Trọng Cung đã hoàn tục xây dựng gia đình. Người con gái thứ bảy của Phương Trọng Cung tên là Phương Thất Nương, có nghĩa là “người con gái thứ 7 họ Phương”. Phương Trọng Cung đã truyền thụ võ công Thiếu Lâm cho Phương Thất Nương. Theo lời kể của Đại sư Bushi Matsumura, một này nọ có nhiều người đàn ông từ ngôi làng bên cạnh đã giết Phương Trọng Cung. Lúc đó Phương Thất Nương chưa đạt đến trình độ bậc thầy võ Thiếu Lâm, nhưng cô ta muốn trả thù cho cái chết của cha mình. Cô ta tự hỏi làm sao để trả được mối thù này.

Một hôm trong khi Phương Thất Nương đang ở trong nhà, cô ta nghe một số tiếng ồn lạ tai từ một khu rừng tre nhỏ gần nhà. Cô ta nhìn ra ngoài và trông thấy hai con Hạc đang đánh nhau (hay là đây chỉ là một điệu múa tìm bạn đời của loài Hạc như một vài truyền thuyết kể lại?). Phương Thất Nương chú ý đến cách chúng tấn công nhau thật chính xác từng động tác.

Phương Thất Nương đi ra ngoài đến khu rừng tre với một cây gậy tre trên tay và cố gắng xua gậy cho chúng hoảng sợ bỏ đi. Cô ta đã cố gắng tách đôi hai con Hạc ra bằng cây gậy tre. Mỗi lần cô ta xua gậy hay thọc cây tre vào chúng, chúng liền né tránh cú đánh của cô ta, và cuối cùng chúng đã bay đi. Phương Thất Nương đã bị loài Hạc này tấn công và cô ta đã suy tư về chúng rất nhiều. Một truyền thuyết khác nữa cũng y hệt như truyền thuyết này.

Một ngày nọ trong khi Phương Thất Nương đang ở trong nhà ngồi giặt đồ, và cô ta đã trông thấy một con Hạc trên mái nhà của cô ta. Cô ta thắc mắc sợ con Hạc làm hư hại quần áo mà cô ta đang phơi khô trên sào. Vì vậy Phương Thất Nương đã lấy một cây tre và cố gắng xua làm con Hạc sợ để bay đi. Khi cô ta cố gắng đập vào đầu con Hạc, con Hạc bèn né tránh cây gậy và giương đôi cánh đỡ gạt những cú đánh của Phương Thất Nương. Khi Phương Thất Nương cố gắng đánh vào đôi cánh của con Hạc, con Hạc bèn né cú đánh và dùng những móng vuốt làm chệch hướng đòn đánh của cô ta. Khi cô ta cố gắng thọc cây tre vào con Hạc, nó cũng né luôn và đánh trả lại cây tre bằng cái mỏ dài nhọn của nó. Nguyên lý tránh né này của con Hạc đã giúp Phương Thất Nương hiểu ra nguyên lý đúng đắn của sự cứng rắn (cương) và sự mềm dẻo (nhu) trong quyền pháp Thiếu Lâm.

Chẳng bao lâu sau, Phương Thất Nương đã bắt đầu nghiền ngẫm ra được các phương pháp chiến đấu của con Hạc. Sau đó, cô ta luôn đi ra ngoài bờ sông gần nhà để quan sát các con Hạc và nghiên cứu sâu thêm các phương pháp của chúng. Phương Thất Nương đã dùng võ Thiếu Lâm mà cha của cô ta đã dạy cho làm nền tảng, và tích hợp với những động tác thể hiện các phương thức chiến đấu của loài Hạc vào trong Thiếu Lâm quyền. Phương Thất Nương đã tập luyện chuyên cần môn võ mới của cô ta sáng tác trong vòng 3 năm liên tiếp, và trở thành một võ sĩ công phu thượng thặng. Sau khi cô ta giác ngộ ra được chân lý của võ thuật, cô ta đã không trả mối thù giết cha năm xưa nữa. Cô ta đã trở thành người bất chiến bại, và môn võ do Phương Thất Nương sáng tạo đã được phổ truyền xung quanh khu vực tỉnh Phúc Kiến. Môn võ Bạch Hạc của Phương Thất Nương đã có ảnh hưởng nhất định đến các bộ quyền pháp của Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến. Câu chuyện của Phương Thất Nương đã cho chúng ta biết một số nguyên lý quan trọng trong tư tưởng quyền pháp của Bạch Hạc phái.

Các câu truyện truyền thuyết không thể đơn giản tin được với bất kỳ sự chính xác nào, nhưng người ta mong rằng một số câu chuyện truyền kỳ hé mở một ít tia sáng chân lý trong đó. Rõ ràng có một số sự thực có thực trong đó
Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương Chinese-painting-crane-cr5875Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương Chinese-painting-crane-cr5869Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương Chinese-painting-crane-cr5867


Được sửa bởi Kieu_Phong ngày Sun Feb 14, 2010 9:45 pm; sửa lần 4.
Về Đầu Trang Go down
Kieu_Phong




Tổng số bài gửi : 14
Join date : 09/02/2010

Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương Empty
Bài gửiTiêu đề: Chim Hạc   Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương EmptySun Feb 14, 2010 9:34 pm

Loài hạc này chuyên sống nơi ẩm ướt và làm tổ tại vùng xăm xắp nước. Đến lúc con mái nằm ổ thì con trống đi nhặt từng cọng rơm rạ đem về đặt phía dưới chỗ nằm của vợ cho được khô ráo. Đặc biệt chim trống rất kỹ tính, lựa chọn cẩn thận từng cọng rơm và dùng mỏ lắc cọng rơm qua lại cho sâu bọ hay rác rến rơi ra bằng hết mới sử dụng.


Chim hạc đẻ mỗi lần chỉ từ một đến hai trứng mà thôi.
Khi trứng đã nở thì cả chim bố lẫn chim mẹ cùng huấn
luyện con. Cách thức chúng dạy con cũng không khác
gì người ta. Khi tập cho con đi, hạc cha đứng một bên
trông chừng còn hạc mẹ hướng dẫn con bước từng đoạn ngắn rồi quay trở lại. Ngày hôm sau chim mẹ dẫn con đi xa hơn và cứ thế mỗi ngày tiến bộ thêm một chút. Rồi chim con bắt đầu được học bay. Niềm vui lớn nhất của thầy trò tôi chính là giây phút chứng kiến cảnh chim con lần đầu tiên tung mình lên bầu trời, thật là một cảnh tượng cảm động và đẹp đẽ xiết bao.

Loài chim này còn có cách tập bơi cho con rất độc đáo. Con mái đứng trên bờ canh chừng còn con trống lội xuống nước làm mẫu để các chim con bắt chước. Khi chim con đã lớn hơn một chút thì hạc cha giữ một con và hạc mẹ giữ một con.

Mỗi cặp hạc có một vùng lãnh địa riêng. Lý thú nhất là tôi theo dõi được một màn đánh ghen của chúng. Một bữa nọ bỗng nhiên tôi nhìn thấy hai con hạc đánh nhau dữ dội, cảnh tượng trông cũng giống như gà đá nhau. Gần đó có một con hạc đứng cách một khoảng chứng kiến. Tôi có phần ngạc nhiên không hiểu con thứ ba từ đâu xuất hiện vì tôi biết rõ vùng phía Bắc đó chỉ có hai con. Quan sát kỹ qua ống dòm thì tôi nhận ra hai con đang đánh nhau đều là hạc mái. Sau một hồi chiến đấu bất phân thắng bại con thứ ba bỏ đi. Tôi hỏi thăm người dân quanh vùng thì họ cho biết từ mấy tháng nay có một con hạc mái đến sống lẻ loi ở vùng phía Nam. Tôi đoán rằng có lẽ đó chính là nhân vật thứ ba trong màn kịch hôm trước và chú ý theo dõi.

Quả nhiên hai hôm sau con mái thứ ba bất thần xuất hiện nơi tổ ấm của vợ chồng hạc ở phía Bắc trong khi hạc vợ đi kiếm mồi. Thế là chị mái lẻ loi thoải mái vui vẻ với anh chồng. Không ngờ cô vợ trở về thình lình và bắt gặp. Hai bên xô xát nhau dữ dội khiến anh chàng trống đa tình không dám can thiệp mà chỉ chạy lăng xăng phía ngoài kêu la như cầu cứu.

Tuy nhiên đó chỉ là trường hợp ngoại lệ. Thông thường các cặp vợ chồng hạc rất chung thủy với nhau. Nếu một trong hai con chết đi thì con còn lại than vãn thảm não suốt cả tuần lễ. Khi bị tấn công, chim trống kêu lên rất to rồi dùng mỏ mổ lia lịa như muốn ăn tươi nuốt sống đối thủ đồng thời dang rộng đôi cánh nhào thẳng vào kẻ thù. Trong khi đó chim mái đứng thủ thế che chở cho chim con. Cả đối thủ đáng gờm nhất là chó sói cũng phải ngán sợ khi bị chim trống tấn công. Tuy vậy kẻ thù nguy hiểm và khó tiêu diệt nhất của loài chim này chính là con người.
Về Đầu Trang Go down
Kieu_Phong




Tổng số bài gửi : 14
Join date : 09/02/2010

Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương Empty
Bài gửiTiêu đề: 1000 Chim hạc giấy với một giấc mơ   Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương EmptySun Feb 14, 2010 9:36 pm

Tháng 9-1945, quân Nhật bại trận tại Thế chiến thứ II. Lợi dụng cơ hội đó, Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Sức tàn phá mạnh mẽ của hai quả bom nguyên tử đó đã gần như huỷ diệt toàn bộ hai thành phố, gây thiệt hại không nhỏ cho Nhật Bản. Đây cũng là một nguyên nhân thúc đẩy Nhật phải đầu hàng vô điều kiện quân Đồng minh.
Sau thảm kịch bom nguyên tử đó, một cô bé ở thành phố Hiroshima may mắn còn sống sót. Trong thời gian ở trong bệnh viện, phải chống chọi với nỗi đau đớn cả về thể xác và tinh thần, cô bé đó vẫn tin rằng mình có thể sống. Niềm tin và khao khát được sống đã được cô dồn vào những con hạc giấy. Cô đã nói với mọi người rằng, chỉ cần em gấp đủ 1000 con hạc giấy, thì em sẽ qua khỏi, em có thể tiếp tục sống. Nhưng cô đã mất khi 1000 con hạc giấy vẫn chưa hoàn thành. Ở Hiroshima ngày nay vẫn còn một bức tượng tạc một cô bé, trên tay cầm con hạc giấy, như một minh chứng cho tình thần của cô gái nhỏ ngày nào, một bằng chứng và một dấu hiệu hoà bình. Bắt đầu từ lúc đó, người ta bắt đầu truyền tụng nhau, rằng nếu khao khát điều gì đó, hãy gấp đủ 1000 con hạc giấy và điều ước của bạn sẽ thành hiện thực.
Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương Hac_giay_832797692
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương   Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Truyền thuyết Chim Hạc, chuyện Phương Thất Nương
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Các truyền thuyết hay về Phượng Hoàng Lửa
» Chim Ưng và Cáo

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Hac Phong Bang :: Bạch Hạc Đường-
Chuyển đến